Tầm quan trọng của kem chống nắng
Tuổi trẻ chúng ta có 2 điều thường xuyên quên làm hoặc tưởng chừng như không cần thiết, nhất là các bạn đã có một làn da hoàn hảo. Mà 2 điều này lại có ảnh hưởng rất nghiêm trọng đối với độ tuổi của làn da của chúng ta sau này. Đó chính là việc không sử dụng kem dưỡng ẩm da ban đêm và kem chống nắng ban ngày. Hình ảnh bên dưới cho thấy được tác hại của tia UVA và tia UVB đối với làn da của bạn khi không được che chắn và bảo vệ.

Bạn biết không, làn da của chúng ta như một tấm lá chắn, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân khói bụi và tia UV từ ánh nắng mặt trời. Da cần được chăm sóc và hỗ trợ bằng các loại kem chống nắng. Kem chống nắng không những có tác dụng giữ trắng da mà còn góp phần giữ lại tuổi thanh xuân của da khi đã lớn tuổi đồng thời ngăn chặn các vết nám, tàn nhan xuất hiện sau tuổi 30.
Phân loại kem chống nắng
Kem chống nắng được chia thành 2 loại, kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học

+ Kem chống nắng vật lý: là kem có chứa thành phần có khả năng phản chiếu tia UV (kẽm oxide, titan oxide,…)
+ Kem chống nắng hóa học là kem có chứa thành phần có khả năng hấp thụ tia UV (Oxybenzone, Octyl Methoxycinnamate, Octocrylene, ….)
Kẽm oxide là một chất cả khả năng chống các tia UVA và UVB vượt trội hơn so với các chất chống nắng khác, bao gồm cả chất chống nắng hóa học. Kẽm oxide cũng là một chất an toàn đối với sức khỏe, có màu trắng có khả năng bật tone màu cho da, đồng thời tăng khả năng chống trôi kem hiệu quả.
Hướng dẫn cách làm kem chống nắng handmade tại nhà
Như đã nói ở trên, việc sử dụng hoạt chất chống nắng vật lý đem lại hiệu quả và an toàn cho làn da. Vì thế trong bài này, Beli Group sẽ hướng dẫn cho bạn cách làm kem chống nắng vật lý. Trong đó hoạt chất chống nắng chủ yêu được sử dụng là kẽm oxide và titan oxide.

Công thức làm 50gr kem chống nắng
Nguyên liệu | Công dụng | Tỷ lệ% | Khối lượng (g) |
Dầu khoáng (Mineral oil) | Dầu nền hòa tan các hoạt chất rắn, dầu nhẹ thích hợp với làn da nhạy cảm. | 10% | 5 |
Dầu Jojoba (Jojoba oil) | Cấu trúc gần giống với dầu trên da, giúp da cân bằng được độ ẩm, dầu nhẹ giúp dưỡng da mà không bị nhờn rít. | 2% | 1 |
Titan oxide nano (Tio2) | Chống nắng và làm bật tone da mà không gây hạt sạn hay bết dính | 1% | 0,5 |
Kẽm oxide (ZnO) | Chống nắng vượt trội, phản chiếu tia UV, bảo vệ làn da trước nắng. | 2% | 1 |
Silight 6MC | Tạo độ mịn cho nền kem, hút dầu, giúp nền kem luôn thoáng và không bị chảy khi ra mồ hôi. | 2% | 1 |
Sáp SE | Nhũ hóa đồng nhất sản phẩm, hỗ trợ chống trôi nền kem. | 3% | 1,5 |
Cetyl Alcohol | Tạo đặc và sánh cho nền kem | 4% | 2 |
Nước cất tinh khiết (Distilled Water) | Nền nước hòa tan các hoạt chất dưỡng da tan trong nước, làm nhẹ chất kem và giúp kem nhanh thấm. | 70% | 35 |
Glycerin | Dưỡng ẩm da | 2% | 1 |
Vitamin B3 | Ức chế sắc tố Melanin giúp da trắng lên mỗi ngày, làm mờ các vết thâm, nám. | 2% | 1 |
Hương liệu (Fragrance) | Tại mùi hương đặc trưng cho sản phẩm | 2% | 10 giọt |
Bảo quản (Saliguar) | Bảo quản sản phẩm khỏi nấm mốc và vi khuẩn | 1% | 5 giọt |
Hướng dẫn thực hành làm kem chống nắng
Bước 1: Cân đong các nguyên liệu theo công thức
Lần lượt cân nguyên liệu vào cốc
Cốc 1: ½ Dầu khoáng, dầu jojoba, titan oxide nano, kẽm oxide, Silight 6MC
Cốc 2: ½ Dầu khoáng, Sáp SE, Cetyl Alcohol
Cốc 3: Nước cất tinh khiết, Glycerin, Vitamin B3
Bước 2: Đánh tan các hoạt chất dạng rắn trong cốc 1
Khuấy đều cốc 1, dùng máy khuấy đặt cánh khuấy sát đáy cốc rồi bật máy, tránh văng hỗn hợp ra ngoài. Việc khuấy kỹ giúp các hạt kẽm và titan được đánh tan, sản phẩm kem sẽ mịn hơn và không bị mốc phấn khi sử dụng.
Bước 3. Gia nhiệt cốc 2
Gia nhiệt nhẹ cốc 2, đến khi sáp chảy hoàn toàn
Bước 4: Hoà tan nguyên liệu trong cốc 3
Khuấy cốc 3 cho các nguyên liệu tan hoàn toàn.
Bước 5. Hoà trộn nguyên liệu trong các cốc
Gia nhiệt nhẹ cả 3 cốc đến khi nhiệt độ các cốc gần bằng nhau và thành cốc ấm (khoảng 60 độ C), sau đó trộn cốc 2 vào cốc 1 khuấy đều và tiếp tục trộn cốc 3 vào cốc 1. Khuấy nhanh và liên tục đến khi sản phẩm nguội và đặc lại.
Bước 6: Thêm phụ gia và hương liệu
Thêm Hương liệu và bảo quản vào sản phẩm, trộn đều và chiết vào hũ đựng.
Các lỗi kỹ thuật thường gặp khi làm kem chống nắng tại nhà
- Kem bị vón cục, test chất kem lên da, kem có hạt sáp trắng không tan
Hiện tượng này do nguyên nhân trong quá trình làm kem chống nắng, các cốc nguyên liệu gia nhiệt chưa đều nhau. Dẫn đến phần sáp trong kem bị đông lại mà không hòa trộn được vào các thành phần còn lại.
Kẽm oxide và titan oxide đều là những nguyên liệu chưa đạt được độ mịn hoàn hảo, nên bạn cần khuấy kỹ các nguyên liệu này khi làm kem chống nắng vật lý.
- Kem bị bở, không liên kết vào nhau thành 1 thể
Khi trộn đều các cốc lại, bạn không thao tác khuấy liên tục đến khi kem nguội, dẫn đến chất nhũ hóa không tiếp xúc đều được với các pha nước và dầu, và kem không đồng nhất lại được.
- Kem bị lỏng
Có thể bạn đã cân thiếu sáp nhũ hóa, ở mẻ kem lần sau, bạn nên thêm một ít sáp nữa, hoặc bạn có thể dùng nhũ hóa Gel maker EMU khoảng 1-2% để làm đặc sản phẩm lại.
Cách sử dụng kem chống nắng hiệu quả.

Kem chống nắng được sử dụng sau bước kem dưỡng ẩm và trước bước make up. Thoa đều kem chống nắng lên các điểm trên mặt, đặc biệt là phần cánh mắt, vì đây là vùng da mỏng và thường tiếp xúc nhiều với ánh nắng. Thoa đều toàn bộ khuôn mặt. Thêm một chút vùng cổ, cánh tay và chân.Kem chống nắng thường có tác dụng trong vòng 4h, nên cứ sau 4h bạn nên thoa lại một lần nữa nhé.
Không quên tẩy trang vào cuối ngày nha.
Kem chống nắng là một lớp bảo vệ da tốt, tuy nhiên nó cũng cần được hỗ trợ thêm bằng các công cụ chống nắng khác như áo khoác, nón, khẩu trang,..
Mong rằng bài chia sẻ về cách làm kem chống nắng vật lý này sẽ mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc bạn thực hành thành công.
Nguyên Liệu Liên Quan
Hưỡng dẫn
Các bạn có thể kham khảo nhiều hơn các bài viết về nguyên liệu mỹ phẩm và các hướng dẫn tại đây.