Vì sao cần làm dung dịch sát khuẩn dạng gel?

Ngày nay với tình hình dịch bệnh phức tạp, việc tự trang bị dung dịch cồn sát khuẩn là việc vô cùng cần thiết. 1 lượng cồn 96 độ hoàn toàn có thể tiêu diệt được vi khuẩn gây hại. Tuy nhiên việc sử dụng cồn lỏng 96 độ thường có một số điểm hạn chế như:
- Thường bị bay hơi nhanh, khi bay hơi thường kèm theo giảm nồng độ cồn không kiểm soát được.
- Vì nhẹ hơn nước rất nhiều nên cồn rất dễ bị chảy, đổ đặc biệt là khi để trong túi mang theo.
- Một lần sử dụng rất nhiều, mau hết.
- Thường gây khô rát tay vì độ cồn quá cao.
- Mùi cồn khó chịu và gây sốc mũi khi ngửi trực tiếp.
Bạn hoàn toàn có thể khắc phục hiện tượng này bằng cách: Pha loãng cồn với nước, theo bộ Y tế, nồng độ cồn từ 65-90 độ đã có khả năng sát khuẩn. Ngoài ra còn một cách tối ưu hơn cả đó chính pha cồn thành dạng gel. Vậy dung dịch sát khuẩn dạng gel là gì? và cách làm làm chúng ra sao???
Dung dịch sát khuẩn dạng gel là gì?
Dung dịch sát khuẩn hay còn gọi là nước rửa tay khô. Ở dạng gel chúng còn được gọi là gel rửa tay, hay gel sát khuẩn.

Sau dung dịch nước sát khuẩn dạng lỏng thì công thức làm dung dịch sát khuẩn dạng gel mang theo nhiều ưu điểm hơn như:
- Đa dạng các chai lọ đựng hơn
- Sử dụng tiết kiệm hơn
- Hạn chế khả năng bay hơi sản phẩm
- Hạn chế hiện tượng rò rỉ, đổ, chảy sản phẩm khi di chuyển xa
- Tối ưu được thời gian rửa tay
Công thức làm dung dịch sát khuẩn dạng gel
Nguyên liệu | Công dụng | Khối lượng |
Cồn 96 (Etanol) | Sát khuẩn | 65g |
Nước tinh khiết | Pha loãng nồng độ cồn, tạo nền gel cho sản phẩm | 25g |
Chiết xuất nha đam | Làm mềm da, kháng khuẩn | 5g |
Glycerin | Dưỡng ẩm | 3g |
Carbomer 940 | Tạo gel trong suốt | 0,4 g |
Hương liệu | Tạo mùi hương cho sản phẩm | 0,1g |
Công thức trên có chứa > 70% nồng độ cồn, đạt tiêu chuẩn sát khuẩn. Ngoài ra bạn hoàn toàn có thể tăng nồng độ cồn bằng cách tăng cồn và giảm lượng nước. Tăng nồng độ cồn có thể tuỳ ý thay đổi, từ khối lượng trong công thức trở lên. Bạn hoàn toàn có thể cảm nhận khả năng nhanh khô của dung dịch sát khuẩn và tư điều chỉnh lượng cồn phù hợp.

Làm dung dịch sát khuẩn dạng gel, có thể điều chỉnh được độ đặc gel mong muốn bằng cách tăng giảm lượng Carbomer 940 trong hàm lượng từ 0,1 – 0,5%.
Hướng dẫn cách làm dung dịch sát khuẩn
Bước 1: Cân nước tinh khiết + Chiết xuất nha đam + Glycerin và khuấy đều.
Bước 2: Dùng giấy pH đo pH của cốc dung dịch, sau đó điều chỉnh bằng dung dịch bazơ (Trithanolamine – TEA) để tăng pH lên khoảng 8 -9.
Bước 3: Thêm Carbomer 940 vào cốc và khuấy đến khi dung dịch tạo gel đặc, trong và không còn cặn.
Bước 4: Chuẩn bị 1 cốc thuỷ tinh khác, thêm cồn 90 cùng hương liệu, khuấy đều.
Bước 5: Hoà tan cốc 2 vào cốc 1 và khuấy cho đến khi hỗn hợp gel đồng nhất. Rót vào chai, đậy kín nắm và sử dụng trong 1 năm.
Tham khảo Video hướng dẫn làm gel sát khuẩn
Một số lỗi sản phẩm thường gặp
- Khi thêm Carbomer 940, sản phẩm bị vón thành các cục không tan.
Lý do: Bạn chưa chỉnh lại pH dung dịch lên pH = 8 – 9. Carbomer là một hoạt chất tạo gel trong môi trường bazo. Do đó nếu pH thấp Carbomer sẽ bị vón cục không tan.
Một số lý do khác do bạn pha một mẻ lớn, carbomer sẽ phân tán không đều, dẫn đến chỗ tạo gel đặc, chỗ tạo gel lỏng giống như cục gel bị vón lại.
Biện pháp: bạn cần thêm dung dịch bazơ để hòa tan nhanh hơn và dùng máy có công suất khuấy lớn để phân tán đồng đều carbomer trong dung dịch.
- Dung dịch sát khuẩn dạng gel bị loãng ra.
Lý do: Bạn chỉnh pH dung dịch quá cao trước khi thêm Carbomer 940, khi ở pH cao, carbomer sẽ tan nhanh và có độ đặc cao hơn. Dẫn đến khi bạn chỉnh pH về trung tính, gel sẽ bị loãng ra.
Khắc phục: Bạn có thể tăng thêm Carbomer ở mẻ sau.
Nguyên Liệu Liên Quan
Hưỡng dẫn
Các bạn có thể kham khảo nhiều hơn các bài viết về nguyên liệu mỹ phẩm và các hướng dẫn tại đây.